CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ĂN TẾT NGÀY NÀO

Các nhà nghiên cứu phong tục tập quán chia khu vực Đông Nam Á thành 4 nhóm quốc gia ăn Tết theo truyền thống. Đó là nhóm Tháng giêng âm LịchViệt Nam, Singapore; nhóm Hồi giáo (Indonesia và Malaysia); nhóm Tháng tư (Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar) và nhóm theo dương lịch (Philippines). Mặc dù phong tục mỗi nơi mỗi khác, nhưng tất cả các nghi lễ, phong tục đón năm mới ở các nước đều cầu mong năm mới đem lại may mắn, hạnh phúc và an lành.
Nhiều người trong chúng ta có thể tìm hiểu thêm về văn hóa của từng khu vực, để một dịp nào đó thích hợp chúng ta có thể sắp xếp một hành trình để tham gia một ngày Tết cổ truyền của các quốc gia thân thuộc trong khu vực Đông Nam Á,

1. Philippines
Nếu chúng ta lấy tháng dương lịch là quy chiếu, thì Philipines sẽ tổ chức dịp mừng năm mới đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, nó trùng với ngày năm mới của các nước Phương Tây mừng năm mới theo ngày dương lịch, do phần lớn người Philippines theo đạo Công Giáo, nên ngày tết bất đầu từ ngày Giáng Sinh, Ngày Tết cũng là dịp để những người trong gia đình suy ngẫm về những chuyện đã diễn ra trong một năm qua, và cùng hướng về những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Trước đêm giao thừa, các gia đình bắt tay vào chuẩn bị bàn tiệc “Media Noche” để thưởng thức vào đúng nửa đêm. Trước khi ăn, mọi người trong gia đình đọc lời cầu nguyện cảm ơn một năm đã qua và đón mừng năm mới.

Trong bữa tiệc, các bà nội trợ thường mặc váy có chấm tròn, cũng là biểu hiện của đồng tiền xu. Người lớn sẽ chất đầy tiền xu vào túi trẻ nhỏ. Làm như vậy, họ mong muốn cả năm sẽ không phải lo lắng về chuyện tiền bạc.

2. Singapore và Việt Nam
Singapore là một đảo quốc, với nhiều nét văn hóa ảnh hưởng của Trung Hoa lục địa, trong suốt nhiều năm qua Đảo Quốc này trở nên cường mạnh nhờ chính sách phát triển của Lý Quang Diệu. Tết nguyên đán của người Singapore sẽ trùng vào dịp Tết nguyên Đán ở Việt Nam, Trung Hoa, Nhật (giờ không còn lớn bằng 1/1 dương lịch), Hòa Quốc.

Singapore vào những ngày cũng có nhiều hoạt động hấp dẫn giành cho người dân địa phương và cho các du khách đến từ nhiều đất nước khác. Bên cận ngày lễ vào dịp tết dương lịch 1/1 như các nước thì Đảo Quốc còn có nhiều ngày đánh dấu năm mới tiêu biểu vẫn là ngày lễ tết nguyên Đán vào này đầu năm mới theo âm lịch.

Việt Nam cũng tổ chức dịp năm mới nhưng Singapore, dịp năm mới là thời khắc rất linh thiêng trong năm, mọi người thân trong gia đình cùng quay quằn bên nhau, cùng nhau hành hương cúng đất trời tổ tiên, cầu mọi điều bình an, hạnh phúc cho năm mới, xua đuổi những ngày khó khăn vất vã của năm cũ, lễ cúng tại nhà, mọi người hành hương đến các điểm tâm linh trong thôn sớm, có thể là ngôi đền ở đầu làng, ngôi chùa gần nhà, hay nhà thời tổ. Mọi việc trong năm mới mọi người rất vui vẻ, gặp gởi chào hỏi nhau, chúc nhau những điều tốt lành.

Singapore và Việt Nam, nhìn chung các phong tục tập quán chào đón năm mới cũng tương tự nhau, vì ảnh hưởng bởi một nét văn hóa đông phương, nên các hoạt động năm mới có nhiều điểm tương đồng,

3. Indonesia và Malaysia
Năm mới ở hai đất nước này có nét tương đồng nhau, nó cũng trùng với tết năm của Ấn Độ, và những người theo đạo hồi, người theo Đạo Hồi có một lịch riêng, lịch theo Đạo Hồi thì ngắn hơn lịch Dương Lịch từ 11-12 ngày/năm,

Người dân ở Indonesia ăn tết rất sớm theo lịch của người Hồi giáo. Trong những ngày này, người dân Indonesia chia nhau dựng những ngôi đền thờ bằng trái dừa, lá dừa, cây mía và gạo nhuộm đủ màu sắc để làm nơi tế thần linh.

Ngoài ra còn nhiều hoạt động nghệ thuật như hát, nhảy, múa. Đặc biệt là những đám rước kiệu quanh thị trấn, để rồi cuối Tết, họ kéo ra sông và dìm kiệu xuống nước, xem đó như điều cầu xin thần Nước phù hộ cho mưa thuận gió hòa.

Cũng như ở Indonesia, đất nước Malaysia lấy ngày đầu năm của lịch Hồi giáo làm ngày lễ Tết. Trong dịp năm mới, khi gặp gỡ nhau, người Malaysia có tục lệ chạm nhẹ bàn tay mình vào lòng bàn tay người đối diện, sau đó nắm tay lại rồi áp sát vào tim trong khoảng thời gian ngắn. Người nào lớn tuổi hơn thì chào hỏi trước.

Tuy nhiên, việc chủ động chạm tay vào tay người phụ nữ là điều hết sức cấm kỵ tại quốc gia này. Trong dịp này, Malaysia tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, điển hình là cuộc thi “đấu lông công”, thu hút nhiều người tham dự và cổ vũ.

4. Lào, Campuchia Thái Lan, Myanma
Tết của người Lào có tên là Bunpimay (còn gọi là Tết “Buộc chỉ cổ tay”, hay lễ hội “Hốt Nậm” - Té nước). Anh Lattaphong Phanmachan, lưu học sinh Lào tại Học viện Ngoại giao cho biết, ban đầu, mục đích của lễ hội này là cầu mong nước về, cho cuộc sống sinh sôi, nảy lộc.

Buổi sáng, mọi người đến chùa cầu nguyện. Buổi chiều, sư trụ trì hướng dẫn dân làng đi hái hoa tươi đem về cúng Phật và đến tối thì tập trung ở chùa để vui chơi, biểu diễn âm nhạc truyền thống (morlam), múa lăm vông. Nếu làng nào đặt tượng Phật trong hang núi thì nhà sư và người dân sẽ tham gia lễ tắm Phật gọi là Song Namphaphou.

Để cầu may, người dân xứ sở Triệu Voi dùng hoa muồng (bò cạp vàng, hoa hoàng hậu) để trang trí nhà cửa, xe cộ và dùng hoa Chăm Pa cài trên tóc để cầu mong phước lành.

Đi chùa cũng là truyền thống đặc sắc nhất trong Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của người Campuchia, thường diễn ra vào cuối mùa nắng, khoảng trung tuần tháng Tư. Mồng Một, họ làm thức ăn ngon vào chùa dâng Phật và bày mời sư sãi thụ hưởng. Các nhà sư phải gắp mỗi phần ăn một miếng để ai cũng được phước như nhau. Ngày mồng Hai họ cũng dâng cơm vào chùa, làm lễ đắp chín ngọn núi và cầu siêu cho những linh hồn siêu thoát. Mồng Ba thì làm lễ tắm Phật, sau đó đua thuyền do một sư trưởng dẫn đầu cuộc thi.

Những tín đồ du lịch yêu thích Thái Lan có lẽ không thể bỏ qua Lễ hội đón năm mới Songkran được tổ chức từ ngày 13-15/4 hàng năm - thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật. Theo tập tục, người dân sẽ tới bờ sông và thi nhau dựng các ngôi chùa bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốn đi một tội lỗi.

Vào ngày Wan Nao (tương tự ngày 30 của Tết), người ta sẽ chuẩn bị đồ ăn. Sau đó đến Wan Payawan là ngày đầu tiên của năm mới, người dân đến chùa hành lễ, cúng bái. Còn tại nhà, các bức ảnh, tượng Phật sẽ được lau và vẩy nước thơm. Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước…những người càng được té nhiều nước càng may mắn. Cuối cùng là ngày Wan Parg-bpee - Ngày để cầu nguyện, tưởng nhớ người già, tổ tiên và rắc nước thiêng.

Tết truyền thống của Myanmar có tên gọi là Tết Thingyan, rơi vào tuần thứ hai của tháng Tư hàng năm. Người Myanmar tổ chức lễ hội bằng cách tạt nước lên người khác với ý nghĩa rửa sạch những dơ bẩn, đón chào năm mới với sự thanh khiết.

Người Myanmar thường hành hương đến chùa vàng Swedagon để lễ Phật. Sau đó, mọi người viếng thăm người lớn tuổi và quỳ lạy để thể hiện lòng tôn kính cũng như dâng nước đựng trong các nồi đất nung và xà phòng thơm. Theo truyền thống, người nhỏ tuổi sẽ gội đầu cho người lớn tuổi bằng hạt và vỏ của cây keo Acaciarugata. (Cre: Dr.Siha Sok Heng)
*U* Visa Du học Du Lịch
#Donald_Trang (Mr. Khung)
#Tel: 0388.818.680 / 093.7979.390 / 0948.213.608
#Email: visaduhocdulich@gmail.com   
#Education_Travel_Immigration
Where you expand your horizon

No comments:

Post a Comment

Copyright©2019- | Globalvisa